Mọi vật gần xa thường được gọi tên dựa trên dáng hình hoặc thanh âm phát ra. Nhưng cọng rau càng cua- rất quen thuộc, cả ở với tên khác là rau nút áo-lại không theo quy luật ấy. Nhiều bài thơ có khi cũng vậy!
Ngắt xong đĩa càng cua mọc từ các chậu kiểng chuẩn bị bữa, tôi tranh thủ mở tập thơ Tân Hiệp 7 vừa mới nhận. “Câu lạc bộ sáng tác” này ở một xã nghèo thuộc vùng sâu huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai. Cứ mỗi cuối năm lại, CLB lạ ra mắt một tuyển tập thơ của nhiều tác giả. Đều đặn đã 7 năm trôi qua. Lần này, sách dày đến 180 trang, in đẹp, được “bảo chứng” bằng giấy phép NXB Hội Nhà Văn (những năm trước, sách từng mang nhãn NXB Văn Nghệ Thành phố hoặc Thanh Niên). Mở đại giữa sách, bất ngờ gặp một tác giả nữ. Cô giáo đang dạy học ở quê hương Bình Dương, tên Nguyễn Thị Thanh Thủy, bút danh Thạch Thảo. Những câu thơ lục bát được ngắt dòng rất chuẩn:
Hát Ca Bềnh Bồng
Thu ngã vàng
lá thôi xanh
bềnh bồng sóng cuộn mắc cành
chao nghiêng
lững đững trôi cuối bãi biền
hắt thời gian
xuống chung chiêng ngõ đời
Rêu hốc đá
phận lơi bơi
chút bèo bọt biết ngậm
lời thở than
vỗ nhịp đàn hát khúc trăng
hòa ca cùng gió
địêu đàng bến sông
Diệu kỳ con cá lòng tong
dang tay nối
sợi rêu rong lá vàng
thực hư mộng ảo bàng hoàng
bến tình hò hẹn xênh xang
đợi mùa
Mặc ngày nắng
mặc đêm mưa
yêu thương cho bỏ mấy mùa
lạc nhau.
Toàn quyển có thêm 3 người làm thơ nữa cùng đang sống ở Bình Dương: Trần Ngọc Hoàng, Từ Linh Nguyên, Đỗ Mỹ Loan (bút danh Hoàng Thị Lãng Mây). 102 tác giả của Tân Hiệp 7, có nhiều người ở tận Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Cần Thơ… Ở lời nói đầu, CLB Sáng tác Tân Hiệp cũng nêu rằng: “Bảy năm, thời gian cũng vừa đủ để CLB sáng tác trưởng thành, lan tỏa và được bạn bè khắp cả nước cộng tác và tiếp sức”…
Nhiều nhà thơ có tên tuổi khắp nơi cũng tự nguyện góp mặt trong tập Thi tuyển của cái xã heo hút vốn là một “vùng kinh tế mới” cho các gia đinh “di dân tự do” như Nguyễn Liên Châu, Cao Thoại Châu, Hồ Ngạc Ngữ, Từ Hoài Tấn, Nguyễn Miên Thảo, Viêm Tịnh, Trần Dzạ Lữ, Nguyễn Như Mây, Nguyễn Đăng Trình… Người đứng đầu CLB sáng tác, ông Lương Túy Vân là lưu dân đến đất này từ những năm 1990. Ông có 4 tập thơ riêng đã xuất bản, nhiều bài thơ được phổ nhạc, phổ biến trên đĩa và VTV. Trong một bài viết đâu đó, ông từng tâm sự muốn xây dựng miền rừng-suối Tân Hiệp thành một chốn đi về cho những người yêu thơ cả nước. Từ quốc lộ 51 ở đoạn gần địa giới Bà Rịa Vũng Tàu vào đây khoảng 5 Km đường đất đỏ. Ước nguyện ấy nay dần đạt được qua các thi tuyển xuất bản hàng năm. Chính quyền sở tại cũng mê văn nghệ, đã ra quyết định công nhận CLB.
“Tân Hiệp 7” in cả 3 bài thơ của một người đang sống ở Mỹ tên Lê Trung. Ông diễn tả rất thực trong bài thơ “Trở lại cố hương”:
…..
Ở nơi xứ lạ lầu cao
Ngày ngày thui thủi ra vào mình tôi
……
Hiện nay, lướt qua nhiều trang mạng có chuyên đề văn chương, người ta dễ dàng đọc thấy những lời báng bổ, chế giễu hiện trạng “lạm phát thơ” hiện tại. Hình như qua mỗi ngày, cả nước đều có các tập thơ mới được xuất bản theo nhiều hình thức. Một vài vị tự nhận là các “nhà phê bình”, có lẽ do sự cay cú về việc trao giải thưởng hàng năm, nên đã dùng các ngôn từ quá đà để miệt thị, hoặc “đánh giá” nhiều tác phẩm chỉ thuộc hàng “thơ mậu dịch”. Có “CLB sáng tác” mang tên gọi bao hàm cả nước cho ra đời những hợp tuyển “dương đại” để thu tiền người ngây thơ muốn “lưu danh thiên cổ”. Nhưng đọc sách của CLB sáng tác Tân Hiệp, tôi chỉ thấy quy định: mỗi tác giả có bài sẽ được tặng 1 cuốn sách, muốn có thêm thì trả 60.000 đồng/cuốn. Rõ ràng đây là một cuộc chơi khá lành mạnh. Nhiều người trong các CLB nói ra việc sáng tác, gặp gỡ trao đổi ngâm nga giúp họ xu hướng tìm về những nét đẹp sau những giờ túi bụi làm ăn. Còn khi đọc, ai thấy vần thơ đó hay hoặc dở cũng không sao. Có lẽ nên dùng câu nói “đẹp xấu tùy người đối diện” để nói về việc thưởng ngoạn thơ ca. Người xưa nói “thi trung hữu nữ”, quả là rất thấu tình đạt lý.
Tập Thơ Lương Túy Vân cũng do NXV Hội Nhà Văn cấp phép, mới phát hành. Sách dày 300 trang, bao gồm 3 tập thơ đã xuất bản trước đó và những bài thơ mới. Phần phụ lục “Lương Túy Vân và bằng hữu”, một người bạn là nhà thơ Vương Từ cách nay gần 20 năm đã ghi nhận về tác giả và tập thơ đầu tay mang tên Tư Dung:
Quê bương đã trầm lắng trong Lương Túy Vân:
Qua cái chết lâm sàng
Lương Túy Vân thao thức 10 năm
Rồi dành phần đời còn lại để làm thơ
Lương Túy Vân là đứa con
Của đảo Vĩnh Lộc
Sống gần cửa biển Tư Hiền
Bao quanh có ba ngôi chùa lớn
Vào hàng quốc tự
Là một trong những thắng cảnh
Của đất Thần Kinh
Nhiều cao tăng danh sư vua chúa
Của ba dân tộc Việt Chiêm Hoa
Đã tô điểm đất này
Bằng những chùa tháp Pháp Bảo
Và những áng văn thơ ngâm vịnh
Từ đây đến tận Đồ Bàn, tỏa về Yên Tử
Như mãi còn ẩn hiện Tư Dung quốc sắc
Huyền Trân với khối u tình hòa nhập
Vào non nước cỏ cây
Cửa biển Tư Hiền đã nhiều lần khép mở
Đổi dòng chỉ trong một đêm giông bão
Truyền thuyết còn kể rằng
Trong những đêm mưa gió
Những tảng đá ngầm dưới gành đá Túy Hoa
Nổi lên trôi dập duềnh về mọi hướng
Cũng như thuyền chở Pháp khí từ Quảng Đông
Đến kinh đô lại mắc cạn ở đầm Hà Trung
Kho châu báu vua Chiêm chôn giấu trên núi Linh Thái
Lương Túy Vân đã sống
Nhiều năm ở Campuchia
Vùng biên giới Tây nguyên
Và các tỉnh Miền Nam
Cũng như lang thang giữa sài Gòn khuya khoắt
Có khi phải dựa dẫm bờ tường, cột điện
Lấy sức
Rồi từng bước tìm về
Quê hương đã trầm lắng
Trong Lương Túy Vân
Thanh ký ức, thể pháp, găm hồn
Rồi phảm ánh
Lên những bài thơ
Mộc mạc chân tình
Văn minh dẫu tiến bộ thần kỳ
Đến đâu chăng nữa
Vẫn không ghể thiếu được thi ca
Nguồn cảm hứng u uẩn huyền linh
Làm mới lại mỗi đời người
Làm sáng lại gương xưa tận thâm cung
Tận nơi cắt rốn chôn rau
Những danh lam thắng tích miền biển
Tư Dung đã đổ nát điêu tàn
Đọc tập thơ Tư Dung của Lương Túy Vân
Càng thêm nhớ thêm thương
Cái sầu thiên cổ nhòa trong sương khói
Tiếng chuông xưa tan loãng
Theo ngàn sóng biếc trời xa
(1994)
Bài viết vừa là văn xuôi, vừa là thơ của Vương Từ mang hương hoa cỏ lạ, như đĩa rau càng cua tinh sạch, tôi xin tạm khép lại phút dừng chân dọc đường.
Võ Chân Cửu (Lâm Đông)
No comments:
Post a Comment