Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình
Sinh năm 1976, quê quán Đà Nẵng
Nghề nghiệp: Kế toán
Hiện nay sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tác phẩm đã xuất bản:
- Bạn thành phố - tập truyện thiếu nhi - NXB Trẻ 1997
- Vĩnh biệt tiểu thư - tập truyện ngắn - NXB Trẻ 1998
- Hành trình về phía mặt trời - truyện dài - NXB Trẻ 2000
- Quê ngoại - truyện dài - NXB Trẻ 2002
- Từng đôi mắt sáng - truyện vừa - NXB Kim Đồng 2003
- Mưa đầu mùa - truyện vừa - NXB Kim Đồng 2004
Giải thưởng:
- Giải đồng hạng văn xuôi “Mùa xuân tuổi hoa”- Báo Hoa Học Trò
- Giải đồng hạng văn xuôi “Tác phẩm tuổi xanh”- Báo Tiền Phong
- Giải Ba cuộc thi “Vì tương lai đất nước” Lần II - NXB Trẻ và Hội Nhà văn TP.HCM năm 1997.
- Giải Tư cuộc thi “Văn học tuổi hai mươi” Lần II - NXB Trẻ và Hội Nhà văn TP.HCM năm 2000.
Giải B cuộc thi “Vì tương lai đất nước” Lần III - NXB Trẻ và Hội Nhà văn TP.HCM năm 2002.
Sinh năm 1976, quê quán Đà Nẵng
Nghề nghiệp: Kế toán
Hiện nay sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tác phẩm đã xuất bản:
- Bạn thành phố - tập truyện thiếu nhi - NXB Trẻ 1997
- Vĩnh biệt tiểu thư - tập truyện ngắn - NXB Trẻ 1998
- Hành trình về phía mặt trời - truyện dài - NXB Trẻ 2000
- Quê ngoại - truyện dài - NXB Trẻ 2002
- Từng đôi mắt sáng - truyện vừa - NXB Kim Đồng 2003
- Mưa đầu mùa - truyện vừa - NXB Kim Đồng 2004
Giải thưởng:
- Giải đồng hạng văn xuôi “Mùa xuân tuổi hoa”- Báo Hoa Học Trò
- Giải đồng hạng văn xuôi “Tác phẩm tuổi xanh”- Báo Tiền Phong
- Giải Ba cuộc thi “Vì tương lai đất nước” Lần II - NXB Trẻ và Hội Nhà văn TP.HCM năm 1997.
- Giải Tư cuộc thi “Văn học tuổi hai mươi” Lần II - NXB Trẻ và Hội Nhà văn TP.HCM năm 2000.
Giải B cuộc thi “Vì tương lai đất nước” Lần III - NXB Trẻ và Hội Nhà văn TP.HCM năm 2002.
- Giải nhì cuộc thi truyện ngắn Kẹo bạc hà cho tình đầu (Tập san Áo Trắng tổ chức năm 2013)
Lúc đó khoảng tháng ba, hoa xoan nở tím trời và muỗi nhiều vô kể. Tầm giữa chiều, có tiếng kèn toét toét chợt vang lên trên con đường làng. Tiếng kêu rất lạ, đám trẻ con vội vứt bỏ những cục đất sét, nháo nhào chạy ra. Chúng vây quanh cái xe đạp cũ, phía sau buộc cái thùng gỗ, trông như quầy hàng thu nhỏ. Có một hương thơm nồng ấm đâu đó thoát ra, tỏa trong không khí. Mùi thơm ngọt, hấp dẫn vô cùng. Trên cái thùng là những cái kẹp tóc xanh đỏ. Hình con bướm, hình cái nơ, hình số tám, rất nhiều màu sắc.
Người bán là một anh còn rất trẻ, trong bộ quần áo bộ đội đã sờn cũ. Anh đội cái mũ cối, trên tay phải anh có một cái kèn, từ đó, những tiếng toét toét nhịp nhàng phát ra.
Anh không đi xe mà dắt bộ, cũng không rao kiểu như “ai nhôm nhựa đồng nát bán không?”, nhìn anh có vẻ ngượng nghịu.
- Cái này là sao ạ?
Thoa chỉ tay vào chiếc cặp màu đỏ. Hân hơi chút hốt hoảng. Hân cũng thích cái đấy, vừa nhìn vào một cái là thích ngay. Nó hình một cái nơ rất xinh.
- Em có nhôm nhựa thì mang đổi, không thì mua cũng được.
- Em có mỗi cái xoong quấy bột bé tí.
- Thế à? - Anh có vẻ thất vọng: - Thế thì không đủ đổi cặp tóc rồi, nhưng em có thể đổi nó lấy kẹo kéo.
Anh mở bọc vải ra. Một cây kẹo to thật là to, to nhất thế giới và thơm nhất thế giới (thì trong mắt lũ tham ăn, lần đầu được ngửi mùi và nhìn thấy cây kẹo đã làm chúng choáng váng và phán đoán có vẻ không chính xác).
Lũ trẻ hít hà, có đứa căng lồng ngực, một số đứa vội tản ra, chạy thục mạng về nhà. Chỉ một lúc sau chúng đã xuất hiện với những thứ có được: mảnh thủy tinh, cái xoong cũ méo mó, có đứa còn mang ra cả một đôi dép vá chằng vá đụp.
Anh cười, lấy một cái khăn nhỏ, phủ vào đầu cái kẹo. Bàn tay anh như có phép màu, cái kẹo to thế chợt bé lại bằng ngón tay, anh kéo dài nó ra, bẻ đưa cho đứa có cái xoong quấy bột bị thủng.
Hầu như đứa nào cũng có. Chúng hí hửng đầy vui sướng với cái kẹo trên tay mình. Lúc anh kéo kẹo, chúng còn hồ hởi hô:
- Dài nữa đi!
Chúng thận trọng liếm từng chút một thứ có màu vàng nhạt, bao những hạt đậu phộng bên trong. Có đứa chạy về nhà, nơi những đứa em đang đợi.
Hân lủi thủi quay lưng. Hân không có gì để đổi hết. Hôm trước mẹ có cái thùng bị thủng, nhưng hôm qua cô đổi bánh cuốn đến, mẹ đổi mất rồi.
- Này, em!
Hân giật mình quay lại, anh lột mũ ra làm quạt, một tay vẫy Hân.
- Em không có gì đổi đâu ạ!
- Anh biết rồi.
- Sao anh biết?
- Vì nếu có, em đã mang đến.
Hân cười, anh thật thông minh. Anh đột nhiên mở túi vải. Anh kéo rất nhẹ và ngắt đưa Hân một đoạn, tất nhiên, đoạn của Hân ngắn hơn nhiều so với những đứa kia.
Hân rụt rè không dám nhận cái kẹo đang dịu dàng tỏa mùi thơm quyến rũ. Anh hơi khom người xuống:
- Cầm lấy đi, em bé!
- Nhưng...
- Anh tặng, cho lần đầu gặp mặt.
Hân rón rén cầm đoạn kẹo bằng cả hai tay, lúc anh cười, Hân thấy trong mắt anh có đốm sáng đang nhảy nhót.
- Em thích cái cặp tóc này, đúng không?
Hân gật, không hỏi lại vì sao anh biết. Hân có cảm giác anh biết hết mọi chuyện.
- Được rồi, anh sẽ cố gắng giữ nó, cho đến khi nào em có gì đó mang đến. Còn bây giờ thì về nhà đi.
Anh nói, như bố. Hân nhìn anh lần nữa mới bước đi. Trước khi rẽ vào cái ngõ có hàng cúc tần xanh mướt, Hân khẽ thè lưỡi ra liếm kẹo, quay nhìn anh một cái. Đúng lúc ấy, cái kèn trên tay anh chợt vang lên như lời chào tạm biệt.
Những ngày sau đó, bọn trẻ đã chờ mà không thấy anh đến. Hân có những mảnh vụn của chai nước mắm, đôi dép nhựa cũ mòn vẹt gót. Mẹ bán được mấy xóc cua với ít rau ráng trong vườn, đã mua cho Hân đôi dép khác. Chắc chưa đủ để đổi cái cặp nơ. Thoa cũng thích cái cặp ấy, Hân sợ Thoa sẽ đổi được nó trước Hân. Nhưng anh đã hứa sẽ giữ nó cho Hân rồi.
Anh không quay lại, không biết vì lý do gì. Có thể anh đã tìm được cho mình một công việc khác, có thể anh mãi đi đến những làng quê xa hơn. Nơi đó cũng có những đứa trẻ bị mê hoặc bởi mùi thơm và vị ngọt của những đoạn kẹo kéo.
Không riêng gì Hân mà lũ trẻ cũng mong anh. Nhưng chúng quên anh rất nhanh, những thứ chúng dành được, với ý nghĩ sẽ đổi kẹo kéo đã được chúng mang ra đổi lấy dây thun. Mỗi ngày, nhìn đám đồng nát của mình, Hân lại nhớ về anh. Nhớ cách anh lấy mũ làm quạt, nhớ cả cái vẫy tay rất thân tình của anh. Hơn tất cả, là nhớ mùi thơm và vị ngọt béo của cây kẹo kéo.
Không biết, ở một nơi nào đó, anh có khi nào nhớ đến Hân, cùng lời hứa về chiếc cặp nơ màu đỏ?
Nguyễn Thị Thanh Bình (TP. HCM)
No comments:
Post a Comment